Myworldclock!

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Người Việt có thông minh không?

Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt.

LTS: Người Việt có thông minh không? Đây là tiêu đề bài viết của cộng tác viên Minh Dũng gửi đến cho Tuần Việt Nam. Nhận thấy đây là chủ đề thú vị, tôn trọng tính thông tin đa chiều, và để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết, và mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của quý bạn đọc về chủ đề này.

Xưa nay, người ta thường dùng khái niệm "văn hóa tiểu nông" để chỉ thứ văn hóa sản sinh bởi một xã hội sản xuất nông nghiệp, mạnh mún, mang tính tự cung tự cấp, ít tính liên kết và sản xuất chuyên sâu với trình độ phân công lao động thấp. Sản phầm của nền sản xuất tiểu nông ít được thị trường hóa. Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài. Nền sản xuất tiểu nông luôn lặp lại và duy trì những quy trình có sẵn đã hạn chế tư duy tìm tòi khám phá của con người.

Thông minh hay tinh ranh tiểu tiết?

"Sự thông minh" của người Việt Nam tưởng chừng chẳng có liên quan gì tới thứ văn hóa tiểu nông. Văn hóa tiểu nông tưởng như vô hại đối với tính thông minh hay không thông minh của người Việt. Nhưng ở đây, bằng những nghiên cứu phân tích xã hội học, người ta đã lột tả rất rõ sợi dây liên kết này.

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về sự thông minh của người Việt. Và có nhiều ý kiến đánh giá rằng: Người Việt thông minh với nghĩa so sánh tương đối với các chủng tộc trên thế giới.

Chúng ta luôn thừa nhận câu cửa miệng "người Việt thông minh". Nhưng dường như chưa mấy ai đặt phạm trù thông minh của người Việt trong bối cảnh nền văn hóa, tâm lý và tập quán của cộng đồng xã hội người Việt, nên nhận diện về "sự thông minh ấy" còn phiến diện và không mang tính thuyết phục. Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại... Tại sao và tại sao?

Người Việt có thông minh không? Khách quan mà nói, giống người Việt không đến nỗi ngu độn (!). Có rất nhiều học sinh Việt Nam rất giỏi tại các trường danh tiếng thế giới. Những cuộc thi quốc tế về toán, lý hóa... thường đoạt giải cao. Nhưng để kết luận là thông minh (thông minh hơn so với các chủng tộc khác) thì phải so sánh. Hãy so sánh trí thông minh của người Việt với người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc, người Ấn Độ, người Trung Đông, người Do Thái, người châu Âu, số người chiếm tới 80% dân số thế giới.

Nếu nói "người Việt thông minh" có nghĩa trí tuệ người Việt là thượng đỉnh trong số 80% dân số địa cầu. Không, chẳng đời nào lại như vậy! Các nhà bác học lớn, những nhà tư tưởng vĩ đại đóng góp cho văn minh loài người mà người Việt ta là nhóm người đang được hưởng thụ đại đa số cũng chỉ nằm trong những giống người kể trên. Làm phép so sánh như thế, ai cũng tin rằng người Việt chẳng thể hơn ai về trí tuệ trên trái đất này.

Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là nằm ở chỗ, người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt. Sự tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử cuộc sống cũng là căn nguyên chính tạo nên những thói hư tật xấu như thói hay ganh ghét, đố kỵ, trở thành một trong những đặc trưng tính cách của người Việt "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc".

Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại...

Ví von khác: Người Việt rất giỏi về các môn "chọc gậy bánh xe", "qua cầu rút ván", "gắp lửa bỏ tay người", "ném đá giấu tay"... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt.

Người Đức nghĩ ra Mercedes và sản sinh ra Karmarl tại sao không gắn tính thông minh vào? Người Trung Quốc có nhân vật Khổng Minh và viết ra Tây Du Ký hết thế hệ người Việt này đến thế hệ khác xem không chán, sao cũng không được gắn mác thông minh nhỉ? Vậy theo tôi, thật nực cười khi chúng ta tự nhận người Việt là thông minh.

Việc đánh giá người Việt thông minh hoàn toàn chỉ là sự đánh giá cửa miệng, thiếu cơ sở nghiêm túc. Đối với người nước ngoài nói về người Việt thì thường chỉ là lời khen "đãi môi". Còn ai, người Việt nào tin và tôn sùng điều đó thì đó là kẻ ảo tưởng trầm trọng. Chưa có một công trình hay sự thừa nhận khoa học nào về nhân chủng học khẳng định tính thông minh nổi bật của dòng giống Việt.

Trí thông minh người Việt - sản phẩm của "văn hóa tiểu nông"

Người Việt rất ít khi dùng trí tụệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.

Người Việt rất ít khi dùng trí tuệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.

Những điều suy nghĩ chủ yếu của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà thường xuyên vận dụng để mưu cầu lợi ích riêng, để phù hợp với mục tiêu cá nhân, mang tính trước mắt. "Tính cộng đồng" mà nhiều người đánh giá là cao của người Việt thực chất là sự tri giác đối với xung quanh, một mặt để hạn chế sự khác biệt tức hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân (để đồng dạng).

Đồng thời người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Cũng chính nó trở lại là thủ phạm của thói nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người.

Như vậy, trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá, nó không hạn chế để phát triển lợi ích riêng có và rất hạn hẹp trong việc mở mang lợi ích chung. Người Việt chúng ta luôn tâm niệm với cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất và là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác. Tâm lý "ôm rơm nặng bụng", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" theo góc độ quan tâm tới vấn đề chung đã làm thiệt thòi cho lợi ích cộng đồng.

Trí thông minh người Việt- sản phẩm của "văn hóa tiểu nông". Ảnh minh họa

Thiên hướng chú trọng sử dụng trí tuệ vào mặt này mà không tập trung vào mặt khác của đời sống xã hội không phải tự trí tuệ, mà được quyết định bởi nền văn hóa, thói quen, tâm lý của xã hội. Thứ văn hóa, tâm lý, thói quen tạo nên việc tập trung sử dụng trí tuệ vào một mặt nhất định của đời sống xã hội hay nói cách khác là thiên hướng sử dụng trí tuệ của người Việt như những điều đã phân tích ở trên chính là do "văn hóa tiểu nông". Đây là thứ văn hóa lạc hậu, sai lệch, trì trệ, là thứ di sản văn hóa bệnh dịch, khó có thể gột rửa được ngay nhưng cần có ý thức để gột rửa.

"Văn hóa tiểu nông" tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm "văn hóa tiểu nông", con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ...

Vậy là ngoài việc tìm ra thủ phạm tạo ra cái mác "thông minh" háo danh của người Việt, ta cũng đã tìm ra một trong những thủ phạm cản trở sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam nằm trong lĩnh vực văn hóa, đó là "văn hóa tiểu nông".

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Không phải thiếu kỹ năng sống mà là nhân cách sống!

Mạc Văn Trang

image Tự nhiên trong ngành giáo dục (GD) rộ lên câu chuyện “kỹ năng sống” (KNS), cứ như là tìm thấy bảo bối của GD rồi. Có người bảo sau khóa học KNS 2 ngày trẻ hư thành ngoan! Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HS- SV của Bộ GD&ĐT bảo sẽ “xây dựng chương trình môn học GD KNS từ lớp 1 đến lớp 12” (VN Expess 21/5/2009). Bộ trường GD&ĐT trả lời các nhà báo đầu năm học mới (1/9/2010) cũng mấy lần nhấn mạnh đến KNS; triển khai tập huấn GD KNS cho HS, tổng kết, nhân rộng điển hình... KNS trở nên quan trọng quá, cấp bách quá. Đột phá mới của GD chăng?

Tố Hữu có câu thơ “Anh nắm tay em sôi nổi vụng về”… xét ở khía cạnh tâm lý, rất hay. “Sôi nổi” là tình cảm; “vụng về” là kỹ năng. Nó cho thấy mối tình đầu chân thật, quý giá… Nếu “Anh nắm tay em vô cùng thành thạo/ Việc tỏ tình với anh đã thành kỹ năng, kỹ xảo” thì kinh quá! Kỹ xảo là mức thành thục cao của kỹ năng, có thể đạt đến tự động hóa, thành nghệ thuật… HS hiện nay không hẳn thiếu kỹ năng sống đâu, mà nhiều cái còn thừa nữa, còn đi trước lứa tuổi, đi quá mức cần thiết! Tí tuổi đầu đã “tinh vi”, ăn chơi sành điệu, chuyện gì ở đâu cũng biết, cái gì của xã hội người lớn cũng tỏ tường, cũng có thể làm theo!... Cái cần ở HS hiện nay là làm sao các em hãy trong trắng, hồn nhiên đúng với tuổi của mình, chú tâm vào việc học, trau dồi kỹ năng học tập hiệu quả và sống chân thật giản dị, “vụng về” cũng được!

Nói thế để thấy rằng, vấn đề không phải kỹ năng sống mà trước tiên, mỗi HS phải là một con người có nhân cách sống đàng hoàng, được tôn trọng, được đối xử dân chủ, bình đẳng, được tự do thể hiện cá tính sáng tạo của mình một cách chân thật…

Nếu những ai còn “sùng bái kỹ năng”, bấu víu vào đó như là cái phao của giáo dục, thì xin được nêu thêm một ví dụ nữa: các anh “bộ đội Cụ Hồ” thắng đội quân nhà nghề, tinh nhuệ (trang bị tận răng, kỹ năng đầy mình) của Pháp, Mỹ không phải do kỹ năng chiến trận thạo hơn mà chính bởi… (bởi cái gì thì dân ta đều biết và chưa quên!). Nói khái quát đó là nhân cách của người lính. Họ là chủ thể có ý thức sâu sắc về cuộc chiến đấu; trong tim họ tha thiết tình yêu đất nước; khát vọng Độc lập, Tự do luôn cháy sáng tâm hồn họ; biết rõ trách nhiệm tuổi trẻ khiến họ dám dấn thân đến cùng để chiến thắng!...

Nhân cách sống của người HS, SV ngày nay cũng thế. Giáo dục phải tôn trọng HS, SV với tư cách là chủ thể, có ý thức sâu sắc về hoạt động học tập, rèn luyện của mình (chứ không phải lo sợ, răm rắp thi đua làm theo); thức tỉnh trong tim họ tình yêu tri thức, tha thiết tìm kiếm những giá trị đích thực (chứ không phải thèm khát những thành tích, danh hiệu, bằng cấp vớ vẩn, hão huyền); thắp sáng tâm hồn họ bởi những ý tưởng sáng tạo, làm ra những giá trị hữu ích, (chứ không phải chất đầy đầu óc họ những điều vô bổ, những tín điều cũ mòn và lối tư duy rập khuôn); tin tưởng và tạo môi trường, điều kiện để họ hứng thú, say mê học tập, dám dấn thân vào tìm tòi những điều mới lạ, bổ ích… Nhân cách HS, SV không đàng hoàng thì kỹ năng có thể thành xảo thuật!

Hơn nữa, trong trường Tiểu học hiện nay đã dạy 8-9 môn, trường Trung học dạy 13 – 14 môn. Mỗi môn học, bài học đều có mục tiêu phải đạt được về cả ba mặt: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG. Ba mặt đó được hình thành, gắn kết thống nhất với nhau trong từng bài học, môn học mới đảm bảo những cơ sở cần thiết cho hành động đúng đắn của người HS. Cấu trúc chương trình, nội dung các môn học của mỗi cấp học, lớp học đều phải theo những nguyên tắc đảm bảo sự phát triển nhân cách HS một cách toàn diện, cân đối đáp ứng yêu cầu của thời đại. Chỉ cần “Dạy tốt - Học tốt” các môn học trong chương trình theo mục tiêu GD là đảm bảo HS phát triển tốt rồi! Ở các nước văn minh đều như thế cả!

Dĩ nhiên trong cuộc sống, HS cũng như ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở người này hay người khác, lúc này hay lúc khác, đều có thể gặp vấn đề rắc rối. Lúc đó đều cần sự tư vấn của các nhà chuyên môn. Trong nhà trường và cộng đồng cần có các nhà tư vấn về nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề kỹ năng sồng. HS nào cần gì thì tham vấn, học thêm, rèn luyện thêm… về cái đó. Sao lại bắt tất cả HS học thêm môn học “KNS”? Và như thế sẽ còn khối môn nữa, trùm lên chương trình các môn học chính khóa của nhà trường – với tư cách chuẩn mực quốc gia đã được phê duyệt? Hôm rồi tôi hỏi một cán bộ nghiên cứu GD đương chức: “Dạo trước các cậu GD Môi trường, Giao thông, Sức khỏe sinh sản vị thành niên… Nay lại GD KNS nữa thì dạy gì?”. Anh này bông đùa: “Bác quan tâm làm gì! SKSSVTN là “sau khi sung sướng vô trách nhiệm”, còn KNS là “kẻ nói suông” mà!”. Tôi thật chẳng hiểu ra sao cả!

Nhà trường khuyến khích những hoạt động ngoại khóa lành mạnh, nhưng có chừng mực, bổ sung cho GD chính khóa. Các hoạt động ngoại khóa có thể đủ mọi thứ, làm tăng thêm sự phát triển phong phú và cá biệt hóa nhân cách HS, nhưng không nên bắt buộc. Có em muốn học thêm Toán, em khác thích vẽ, nhạc, thể thao; em khác thích văn hoặc ngoại ngữ, sinh học, v.v. Có em thích món KNS xin cứ việc… Đừng thấy ai “nói đâu bâu đấy”, a dua theo phong trào, làm rối nhiễu việc học tập bình thường của HS. Chẳng hạn KNS có học bơi lội, những em bơi tốt rồi, sao phải học nữa? Vả lại bơi cũng trong chương trình GD Thể chất rồi!?

Nhân cách quyết định kỹ năng, chứ không phải kỹ năng quyết định nhân cách! Nhưng thực tế, KNS, nhất là kỹ năng làm việc, giao tiếp trong xã hội hiện đại của người Việt Nam còn rất thiếu và vụng. Nói vậy để thấy rằng, việc GD KNS cho HS, SV vẫn cần thiết, hữu ích, nếu nhằm vào những điểm GD chính khóa chưa có điều kiện thực hành đầy đủ, luyện tập trong thực tế. Tuy nhiên đừng coi KNS bao trùm lên nhân cách HS, SV; đừng hy vọng nó như cái phao của giáo dục mà xao lãng việc GD chiều sâu của nhân cách!

15/9/2010

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

11-09-2010

Tại cái máy tính chết tiệt này, mày làm tao không ngủ được
Hôm nay sinh nhật đáng ra phải thật vui mới đúng sao lại buồn thế này, thề với bản thân là quên Hương Lan ngay, tại sao chẳng có gì nếu có thì chỉ có một vài lần em nhớ đến mình nhưng đó chỉ là nhất thời thôi mà mày cảm thấy có cái gì đó không dứt ra được ...? Tại sao??????????????????????????Hay tại mày biết được gia đình nhà em giàu? Mày đâu phải là người như vậy chứ. Thật là buồn khi mày không phải là mày nữa đông à. Thật đáng hổ thẹn.
Sẽ còn nhiều con đường ở phía trước cho mày khám phá, chung quy cũng chỉ tại bức ảnh. xóa hết hình bóng của em ra khỏi máy của mày, trừ số điện thoại vì nếu mày muốn sau này trở thành một doanh nhân thì mày phải cần đến nó đó chính là mối quan hệ, mày hối hận là lúc trước tức giận đã xóa số điện thoại của mọi người đi thật không có tí nào tư chất của một doanh nhân rồi.
"Doanh nhân" hai từ này làm lên mày ngày hôm nay mày từ bỏ nó tức là mày chết đấy, hãy sống vì nó đi, mọi người cười chê vì họ đếch dám làm họ sợ mày làm được sẽ hơn họ, con người ai cũng ích kỷ như vậy đấy. Quên Hương Lan được mà vì xét cho cùng thì chắc chắn mày không phải là người tham tiền, có tâm trạng đêm nay là do bức ảnh trên twitter mà thôi vì hôm nào cũng nhìn thấy mặt em.
Quên Hương Lan. Quên đi một thời hy vọng hão huyền và sống thực tế hơn